[giaban]70,000 [/giaban] [giacu]90,0000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh] https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5oZq2PSyVKIbhvN2NdS9QNg5SVfOsPAiH7KUz8en380L51gcnfEE_MyCHcGrlehe76vfvo_BnfPJnr1GIgse1x7y-jQ4Pwn-RutMj_Ozy2dQ3DuG7zxrgHG_8gZkCigZcj5_M3xUc7L49TU9-BRsq4dO_VnOhEfoTQno0wLPxU-RcFNUxuSI1JFI-U2Wp/s16000/co-mac-co-5.jpg [/hinh]

[chitiet]

1. Đặc điểm của cỏ mắc cỡ

- Cỏ mắc cỡ còn được dân gian gọi là cỏ ngươi, cỏ thẹn, trinh nữ, hàm tu thảo, cây xấu hổ,...
- Tên khoa học là Mimosa pudica, họ Trinh nữ (Mimosaceae).
- Thuộc cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành từng bụi lớn và bò sát đất cao khoảng 30 40cm.
- Thân cong queo với nhiều lông, gai sắc nhọn. Lá kép có hình lông chim và sẽ cụp vào khi chạm phải.
- Hoa hình cầu nhỏ, màu tím hồng và mọc ở các kẽ lá; còn quả có hình ngôi sao, có nhiều lông cứng.
- Cỏ mắc cỡ mọc ở đâu: mọc ở khắp nơi trên cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất là các vùng núi phía Bắc như Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình,...

2. Cách thu hái và chế biến cỏ mắc cỡ

2.1 Cách thu hái

- Toàn bộ cây cỏ mắc cỡ từ rễ, lá và thân đều có thể được sử dụng để làm thuốc rất tốt. Vì vậy, khi thu hái người ta sẽ nhổ cả rễ đem về chế biến làm thuốc.
- Trong đó, rễ sẽ đào quanh năm còn lá và cành mắc cỡ thì thu hái vào mùa khô.

2.2 Cách chế biến

- Sau khi thu hái rễ về, rửa sạch hết bụi bẩn và đất cát rồi cắt ngắn, đem sấy khô hoặc phơi khô tự nhiên. Lưu ý là thân và rễ cây nên phơi riêng ra, còn cành lá dùng khô hoặc tươi đều được.
- Cuối cùng, cho vào túi nilon, buộc kín và bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để sử dụng dần làm thuốc.
- Thành phần hóa học và tính vị của cỏ mắc cỡ

 

3. Thành phần hóa học

- Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong thành phần của cỏ mắc cỡ chữa các hoạt chất chính là mimosin, crocetin và flavonoid.
- Trong lá và quả còn chứa selen và hạt thì chứa một ít chất nhầy.
- Ngoài ra, trong cỏ mắc cỡ chứa nhiều loại alcol, acid amin và acid hữu cơ có tác dụng an thần, trừ phong thấp, giảm đau,...
- Chứa một số vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin C, glucid,...

4. Tính vị

- Về tính vị thì rễ mắc cỡ có vị hơi chát, đắng với tính ấm; còn lá và cành thì có vị ngọt, hơi đắng với tính lạnh.

5. Tác dụng chữa bệnh của cỏ mắc cỡ

- Với thành phần chứa nhiều hoạt chất có giá trị cao, tác dụng của cỏ mắc cỡ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm.
- Các loại acid hữa cơ, alcol và acid amin có khả năng chống viêm, giảm đau nhức, sưng đỏ các khớp và trừ phong thấp rất tốt.
- Cỏ mắc cỡ còn có tính hơi hàn nên thích hợp dùng cho những người mắc các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống lưng, cổ, tê bại tay chân,...
- Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, bệnh động kinh và giúp giảm cường độ co giật.
- Cỏ mắc cỡ chữa bệnh gì còn thể hiện qua việc thanh lọc cơ thể, giải độc, đào thải độc tố và làm mát gan.
- Tốt cho những người bị cao huyết áp, giúp lợi tiểu, giảm các cơn đau và điều hòa huyết áp.
- Chữa chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính, hoa mắt, đau đầu, căng thẳng đầu óc.
- Dùng làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ kéo dài, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.

6. Cách sử dụng cỏ mắc cỡ hiệu quả

- Cách sử dụng cỏ mắc cỡ đơn giản nhất mà vẫn đạt hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng là sắc nước uống.
- Dùng rễ cỏ mắc cỡ tươi đem rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô và sao vàng, rồi đem tẩm rượu, sao qua lần nữa.
- Mỗi ngày dùng khoảng 20 30g rễ sắc cùng 500ml nước với lửa nhỏ, sắc cạn còn khoảng 300ml là được.
- Chia thành 2 lần uống trong ngày và áp dụng đều đặn sẽ giúp đạt hiệu quả chữa bệnh cao.

7. Bài thuốc dân gian từ cỏ mắc cỡ

7.1 Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

- Dùng 20g mỗi loại cỏ mắc cỡ (cỏ ngươi), cỏ xước, lá lốt, tầm gửi, dền gai và 30g dây chìa vôi.
- Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm với 1 lít nước và sắc uống 3 lần trong ngày.

7.2 Điều trị bệnh động kinh

- Dùng 20g cỏ mắc cỡ, 10g câu đằng sắc rửa sạch và để ráo.
- Cho vào ấm sắc nước uống trong ngày vào những thời điểm lên cơn co giật.

7.3 Chữa suy nhược thần kinh

- Dùng 15g cành lá mắc cỡ, 10g lạc tiên, 30g me chua đất hoa vàng, 10g thảo quyết minh, 15g cây nụ áo hoa tím và 10g mạch môn.
- Mỗi ngày sắc 1 thang và uống đều đặn trong vòng 7 10 ngày.

7.4 Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp

- Dùng 20g rễ cỏ mắc cỡ phơi khô, sao vào và sắc với 400ml nước còn 100ml dùng uống 2 lần trong ngày.
- Hoặc dùng 20g rễ các loại cỏ mắc cỡ, bưởi bung, cúc tần và 10g rễ đinh lăng, cam thảo dây. Đem ngâm rượu hoặc dùng sắc nước uống hàng ngày.

7.5 Chữa chứng mất ngủ lâu ngày

- Dùng khoảng 15 20g lá và dây mắc cỡ khô cùng 20g lạc tiên.
- Sắc nước uống nhiều lần trong ngày và áp dụng trong 1 tháng sẽ giúp ngủ ngon hơn.

7.6 Chữa viêm khớp

- Dùng khoảng 40g mỗi loại cỏ mắc cỡ, lá lốt, tía tô, hy thiêm, hoắc hương, ngải cứu, đơn tương quân, 20g long não và 15g quế chi.
- Cho các vị thuốc vào nồi nước đun sôi và dùng xông khoảng 10 15 phút. Áp dụng đều đặn 2 tuần thì nghỉ 1 tuần và thực hiện tiếp.

8. Đối tượng sử dụng cỏ mắc cỡ

- Người bị các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng và cổ, đau nhức xương khớp.
- Người bị huyết áp cao.
- Người bị suy nhược thần kinh, bị bệnh động kinh.
- Người bị nóng gan do uống nhiều rượu bia.
- Người hay bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

9. Lưu ý khi sử dụng cỏ mắc cỡ

- Cỏ mắc cỡ là cây thuốc nam lành tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài và liều lượng thích hợp mà gây tác dụng phụ.
- Tuy nhiên, trong thành phần cỏ mắc cỡ chữa độc tính của mimosin, nếu dùng với liều cao sẽ có thể gây mê và gây tê ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không nên tùy tiện kết hợp với thuốc tay hoặc các vị thuốc nam khác khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ.
- Tuyệt đối không được dùng cỏ mắc cỡ cho phụ nữ đang mang thai, người bị chứng hư hàn.

10. Khách hàng nói gì sau khi sử dụng cỏ mắc cỡ

- Ông Bình 60 tuổi sống tại Bình Dương cho biết: "Tôi bị cao huyết áp đã lâu và thường xuyên bị chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, thậm chí nhiều khi còn bị chảy máu cam. Tuy nhiên, từ khi biết được công dụng của cỏ ngươi và mua về sắc nước uống hàng ngày thì tình trạng bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn. Vì vậy, tôi đã tuyên truyền cho nhiều người dùng cỏ mắc cỡ, đặc biệt ông Tuấn cạnh nhà tôi sau khi sử dụng thì căn bệnh đau nhức xương khớp cũng dần khỏi hẳn."
- Bác Phương 53 tuổi sống tại Q.Thủ Đức, TP.HCM cho biết: "Tôi bị bệnh thoát vị đĩa đệm đã gần 2 năm nên việc vận động cực kì khó khăn và thường xuyên bị mất ngủ vì các cơn đau nhức xương khóp hoành hành. May mắn được người hàng xóm mách cho sử dụng bài thuốc từ cỏ mắc cỡ và đem sắc nước uống đều đặn mỗi ngày. Hiện giờ, các cơn đau đã giảm hẳn, tình trạng bệnh cũng được cải thiện và tôi còn ngủ ngon giấc hơn."
- Nguyên nhân gây ra bệnh cổ trướng là do uống rượu bia quá nhiều, ăn uống không đúng chế độ khiến can tỳ bị trì trệ mà gây ra căn bệnh. Căn bệnh này gây ra bụng phình to, nổi gây xanh, da bị vàng xạm hoặc đen xạm, da bụng căng bóng. Từ lâu trong dân gian ta đã lưu truyền một số bài thuốc từ cỏ roi ngựa có khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh cố trướng.

11. Địa chỉ mua bán Cỏ mắc cỡ uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán Cỏ mắc cỡ. Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua Cỏ mắc cỡ về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan