[giaban]70,000 [/giaban] [giacu]90,0000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh] https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj-p8K3cGhLlaUx0OdMQVFSubzYBviJ9peZKq21Ste89iVjTjuNJEyy4EcoiK7YYc6adhzH3KoSlTH1ikO1c6bvfrSKvARB3Wz-CviLlniLpiuRnpXHIoc14UbrdkV7MEdyxT7mLl_Qf1pc-tKpb_8n2KoccQcJ6FmSgjIpBCjjqfFjaOMzJmnLGGznwLOw/s16000/co-xuoc-5.jpg [/hinh]

[chitiet]

1. Đặc điểm của cỏ xước

- Cỏ xước còn được dân gian gọi là hoài ngưu tất, ngưu tất nam.
- Tên khoa học là Achyranthes aspera L., họ nhà Rau dền (Amaranthaceae).
- Thuộc cây thân thảo lâu năm, cao chưa tới 1m và trên thân có nhiều lông mềm.
- Lá hình trứng với phần đuôi nhọn và phần mép lượn sóng. Hoa mọc trên ngọn cây thành dải dài khoảng 20 30cm.
- Quả nang, hạt hình trứng dài và rễ khá nhỏ chỉ có đường kính từ 2 5mm.
- Cỏ xước mọc ở đâu: thường mọc hoang khắp cả nước và tập trung nhiều nhất tại tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái,...

2. Cách thu hái và chế biến cỏ xước

2.1 Cách thu hái

- Tất cả các bộ phận của cây cỏ xước từ rễ, thân cho tới hoa và lá đều có thể sử dụng để làm thuốc.
- Thời gian thu hoạch tốt nhất là cuối tháng 10 tháng 12 ở vùng miền núi và tháng 4 tháng 5 năm sau ở đồng bằng.
- Đầu tiên, cắt bỏ phần lá và dùng sà beng đào sâu xuống dưới để rễ không bị đứt rồi rũ sạch đất ở rễ mang về.

2.2 Cách chế biến

- Sau khi thu hái xong thì rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ con, thái mỏng 1 2mm, để ráo nước và đem phơi hoặc sấy khô
- Phơi xong thì phân cỏ xước khô thành từng loại dài ngắn, to nhỏ và bò thành từng bó, mỗi bó từ 0,5 1kg rồi cho vào túi nilon bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Trường hợp thu hoạch mà gặp mưa thì treo cỏ xước trên cao, nếu mưa dài ngày thì cần sấy bằng lò củi để tránh ẩm mốc.

 

3. Thành phần hóa học và tính vị của cỏ xước

3.1 Thành phần hóa học

- Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong cỏ xước có chứa hai thành phần hóa học chính là saponin và achyranthine alkaloids với tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, giảm đau, tăng cường hô hấp,...
- Ngoài ra, cỏ xước còn chứa đến 81,9% nước, 3,7% protid, 2,6% caroten, 2,9% chất xơ, 9,2% glucid, 2,3% tro và 2,0% vitamin C.

3.2 Tính vị

- Theo Đông y, thì cỏ xước có vị đắng, chua với tính bình và tính mát.

4. Tác dụng chữa bệnh của cỏ xước

- Với thành phần chứa nhiều saponin và achyranthine alkaloids, tác dụng của cỏ xước giúp chống viêm, giảm đau, mạnh gân cốt và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, phong tê thấp,...
- Nếu kết hợp cùng với một số vị thuốc nam khác như dây đau xương, xuyên khung, đưng quy, cam thảo dây,...sẽ điều trị hiệu quả viêm đa khớp dạng thấp.
- Tốt cho người bị viêm cầu thận và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh như phù thũng, són tiểu, vàng da, nước tiểu màu vàng thẫm.
- Chữa bệnh viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang và giúp phòng chống bệnh tật cho những người thường xuyên uống nhiều rượu bia.
- Cỏ xước chữa bệnh gì còn thể hiện qua việc giúp giảm mỡ trong máu và hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, cao huyết áp kèm theo các triệu chứng chóng mặt, mờ mắt, ù tai.
- Cỏ xước còn rất tốt đối với phụ nữ khi bị kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt và khí huyết hư.
- Ngoài ra, cỏ xước chữa trị nhiều bệnh khác như sỏi thận, đau thần kinh tọa, sốt rét, quai bị, rối loạn đông máu, kiết lỵ, cảm mạo,...

5. Cách sử dụng cỏ xước hiệu quả

5.1 Sắc nước uống

- Cách sử dụng cỏ xước đơn giản nhất mà vẫn đạt hiệu quả cao đó là dùng khoảng 50 70g cỏ xước đã phơi khô và sao vàng.
- Sau đó, cho vào ấm với 1 lít nước, bắc lên bếp sắc với lửa nhỏ trong 20 phút.
- Chắt nước ra bát, để nguội bớt và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

5.2 Ngâm rượu

- Rửa sạch cỏ xước, để ráo nước, cho vào bình thủy tinh với lượng rượu vừa đủ và đậy kín nắp.
- Ngâm khoảng 1 2 tháng thì uống đều đặn mỗi ngày và uống khoảng 1 2 ly nhỏ trước bữa ăn.
- Rễ cỏ xước ngâm rượu không chỉ giúp điều trị bệnh hiệu quả, mà còn có tác dụng tốt đối với người bình thường trong việc bồi bổ sức khỏe.

6. Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ xước

6.1 Chữa viêm đa khớp dạng thấp

- Dùng 20g rễ cỏ xước (tẩm rượu, sao vàng), 6g cam thảo, tế tân; 12g dây đau xương, tang ký sinh, 8g xuyên khung, quế chi và 12g tục đoạn, thục địa, đương quy, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, tần giao.
- Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 3 lần uống trong ngày.

6.2 Điều trị thoát vị đĩa đệm

- Dùng 20g mỗi loại cỏ xước, dền gai, cỏ ngươi, tầm gửi, lá lốt và 30g dây chìa vôi.
- Cho vào ấm với 1,5 lít nước và sắc uống thay nước hàng ngày.

6.3 Chữa bệnh gout

- Dùng 15g cỏ xước, 15g lá lốt, 15g rễ cây vòi voi và 15g rễ bưởi bung.
- Rửa sạch các vị thuốc, thái mỏng và sao vàng rồi sắc nước đặc mỗi ngày 1 thang. Chia làm 3 lần uống trong ngày trong vòng 7 10 ngày.

6.4 Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận

- Dùng 25g rễ cỏ xước và 15g mỗi loại rễ cỏ tranh, huyết dụ, huyền sâm, lá móng tay.
- Cho vào ấm sắc vớ 600ml nước còn 200ml và chia làm 2 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

6.5 Điều trị mỡ máu cao, giúp giảm mỡ máu

- Dùng 16g cỏ xước, 16g đương quy, 10g nấm mèo, 20g cỏ mực và 12g mỗi vị hy thiêm, xuyên khung, hạt muồng vàng.
- Mỗi ngày sắc 1 thang và uống 3 lần trong ngày, còn phần bã nấm mèo thì nhai với nước thuốc.

7. Đối tượng sử dụng cỏ xước

- Người mắc các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau lưng, nhức mỏi chân tay, thoái hóa xương khớp,...
- Người bị sỏi thận, viêm cầu thận và sỏi mật.
- Người bị viêm bàng quang, tiểu ra máu, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng.
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khí hư.

8. Lưu ý khi sử dụng cỏ xước

- Cỏ xước là cây thuốc nam ngoài tự nhiên nên muốn đạt hiệu quả chữa bệnh cao thì cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Tuyệt đối không sử dụng cỏ xước đối với phụ nữ đang mang thai và sau sinh.
- Đối với những người bị bệnh về tiêu hóa và dạ dày, thì cần phải dùng đúng liều lượng, đúng cách. Nếu không có thể gây ra những cơn đau bụng, tiêu chảy và thậm chí còn đi ngoài liên tục.
- Muốn phát huy tối đa công dụng của cỏ xước thì trước khi sử dụng, cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

9. Khách hàng nói gì sau khi sử dụng cỏ xước

- Bác Châu 60 tuổi sống tại Q.Long Biên, Hà Nội cho biết: "Tôi bị đau lưng đã lâu và thường xuyên gặp những cơn đau nhức xương khớp, nhất là vào ban đêm khiến tôi không thể nào ngủ yên được. Tôi đã được gia đình đi điều trị nhiều nơi và uống các loại thuốc nam khác nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Khi tình cờ biết được cỏ xước chữa đau lưng rất hiệu quả nên tôi đã mua về sắc nước uống hàng ngày. Chỉ sau vài tháng kiên trì thì các cơn đau đã giảm đi rất nhiều và tôi có thể ngủ ngon giấc hơn."
- Chị Đào 43 tuổi sống tại Hà Nam cho biết: "Cách đây 1 năm, tôi bị mắc bệnh sỏi thận và đã đi chữa ở các bệnh viên nhưng chưa có dấu hiệu thuyên chuyển. Được người hàng xóm bày cho cỏ xước trị sỏi thận rất tốt nên tôi quyết định mua về thử và sắc với các loại lá thuốc khác như lá cau, cây bông lá đề, nha đam,...theo hướng dẫn của thầy thuốc. Chỉ sau nửa tháng, thì tình trạng bệnh của tôi đã khỏi hẳn và các cụm sỏi cũng hoàn toàn biến mất."

10. Địa chỉ mua bán cỏ xước uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cỏ xước. Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua cỏ xước về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan