[giaban]150,000 [/giaban] [giacu]175,0000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh] https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrGfqZmSiraKMisEqaBJcTLf9CEUUdKUFel4w1JqOTvrUrXc9KvWn09Dp6sQoLsN9QC9IoQl0DZSymSkSB9Z9J_thiM3N-oed84m6V4PPRZkE_9s0yu0iHkzZYIJPkOVuR2eXNSOhGN_dhaddZFyVW0YRkh-An3xtfQH3Xs_uesOyWPdoNDEMN9Kp0H36B/s16000/cot-toai-bo-5.jpg [/hinh]

[chitiet]

1. Đặc điểm của cốt toái bổ

- Cốt toái bổ còn được dân gian gọi là tắc kè đá, cây Tổ rồng, Tổ phượng, Tổ diều.
- Tên khoa học là Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm, họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
- Cốt toái bổ là gì: là loại cây sống bám vào các hốc thân cành của những cây cổ thụ khác, có rễ và thân dày, phủ nhiều lớp vẩy màu vàng.
- Lá gồm có 2 loại là lá hữu thụ có cuống, nhẵn, màu xanh, kép lông chim và lá bất thụ màu nâu, không cuống, phiến hình trứng.
- Cốt toái bổ mọc ở đâu: thường mọc hoang ở các vùng núi Việt Bắc, Tây Nguyên, Tây Bắc và nhiều nhất tại tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai,...

2. Cách thu hái và chế biến cốt toái bổ

2.1 Cách thu hái

- cây Cốt toái bổ được thu hái quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất là vào Mùa xuân và đông.
- Người ta sẽ đào lấy phần củ, bỏ rễ và một số lá sót lại rồi đem về làm thuốc.

2.2 Cách chế biến

- Sau khi thu hái về sẽ rửa sạch bụi bẩn, đất cát và lựa chọn những củ đạt tiêu chuẩn đem đốt qua lửa.
- Hoặc cạo sạch lông nhung và cắt thành từng đoạn rồi đem phơi, sấy khô. Bảo quản cốt toái bổ khô trong túi nilon ở những nơi khô ráo và thoáng mát để sử dụng dần.

 

3. Thành phần hóa học và tính vị của cốt toái bổ

3.1 Thành phần hóa học

- Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong thành phần của cốt toái bổ có chứa các hoạt chất chính gồm heseridin, naringenin, glucose và 25 34,98% tinh bột.
- Đặc biệt, trong rễ và thân chứa nhiều chất flavonoid, tinh bột.

3.2 Tính vị

- Theo Đông y thì cốt toái bổ có vị đắng, chát, tính ấm và không độc với tác dụng vào kinh can, thận.
- Theo y học cổ truyền, cốt toái bổ có tác động vào 2 kin can và thận, bổ thận, điều trị chứng tiêu chảy, ù tai, đau xương, chảy máu, làm thuốc an thần, giảm đau, sát trùng.
- Theo y học hiện đại, tác dụng cốt toái bổ giúp tăng cường hấp thu phospho và canxi làm nhanh lành vết thương ở xương.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đau xương, loãng xương, khớp sưng đau, đau lưng mỏi gối, gãy xương, sai khớp và các bệnh về xương khớp.
- Chữa bong gân, ngã chấn thương, chống tụ máu và giúp giảm đau nhanh chóng.
- Phòng ngừa và làm giảm lipid trong máu, phòng chống chứng xơ vữa động mạch.
- Cốt toái bổ chữa bệnh gì còn thể hiện qua việc giúp bổ thận và hỗ trợ các triệu chứng tiêu chảy, ù tai, đau mỏi lưng, đau răng do thận hư, chức năng thận suy yếu.
- Hành huyết, cầm máu, phá huyết ứ, chữa chảy máu chân răng.

4. Cách sử dụng cốt toái bổ

4.1 Sắc nước uống

- Cách sử dụng cốt toái bổ đơn giản nhất là dùng khoảng 6 12g thân rễ khô, cho vào ấm với 1 lít nước và sắc uống hàng ngày.
- Hoặc có thể giã nát, đắp lên vết thương hay ngâm với rượu uống hàng ngày đều được và còn tùy thuộc tình trạng bệnh.
- Nếu gặp phải trường hợp bị tụ máu, bong gân thì nên rửa sạch cốt toái bổ, giã nhỏ cùng ít nước, gói vào lá và đem nước cho mềm rồi đắp vào vết thương bị đau.
- Đối với vết thương hở thì giã nát, bó vào vết thương và thay thuốc nhiều lần trong ngày. Áp dụng đều đặn khoảng 3 7 ngày sẽ đạt hiệu quả cao.

4.2 Ngâm rượu

- Ngoài sắc nước uống thì cốt toái bổ ngâm rượu cũng rất tốt cho cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
- Dùng 1kg cốt toái bổ tươi thì rửa sạch, dùng dao cạo sạch lông bên ngoài và rửa lại cho sức, để nguyên cả củ hoặc bổ đôi.
- Cho vào bình thủy tinh, thêm 4 lít rượu, đậy nắp và ngâm trên 60 ngày thì có thể sử dụng được.
- Hoặc dùng 1 lạng cốt toái bổ khô đã sao vàng, cho vào bình với 2 lít rượu, đậy nắp và ngâm trong khoảng 30 ngày.
- Mỗi ngày uống khoảng 1 2 chén nhỏ rượu, không lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Chế biến thành món ăn

- Ở Trung Quốc, người dân còn dùng cốt toái bổ tươi đã bỏ rễ, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó, hầm với chân giò, xương, chim công, thịt gà,...làm món ăn hàng ngày.

6. Một số bài thuốc dân gian từ cốt toái bổ

6.1 Chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp

- 20g mỗi vị cốt toái bổ, dây đau xương, tầm gửi, lá lốt, dền gai, cỏ xước, cỏ ngươi và 30g dây chìa vôi.
- Sắc với 2,5 lít nước còn 0,75 lít và uống 3 lần/ngày sau khi ăn.

6.2 Hỗ trợ điều trị loãng xương

- Dùng 12g mỗi loại cốt toái bổ, đương quy, bạch truật, mẫu lệ, hoàng kỳ, tục đoạn, cẩu tích; 16g mỗi vị ba kích, đảng sâm, hoài sơn và 10g thiên nhiên.
- Sắc với 1 lít nước còn lại 400ml và chia thành 3 lần uống trong ngày.

6.3 Điều trị tụ máu, bong gân, răng bị chảy máu và viêm

- 15g cốt toái bổ và 10g mỗi vị trắc bá diệp tươi, sinh địa, lá sen tươi.
- Rửa sạch, sắc với 700ml nước còn lại 300ml và uống 2 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.

6.4 Điều trị thấp khớp mạn tính

- 12g mỗi loại cốt toái bổ, thạch cao, đan sâm, kê huyết đằng, rau máu, khương hoạt, sinh địa, hy thiêm, uy tinh tiên, thiên hoa phấn, thổ phục linh, độc hoạt và 4g cam thảo.
- Rửa sạch các vị thuốc, đem sắc với 800ml và uống đều đặn trong ngày trong vòng 1 tháng.

6.5 Điều trị té ngã bị thương tới xương cốt hoặc xương gãy lâu ngày

- 12g mỗi vị cốt toái bổ, lá sen, trắc bá diệp và bồ kết.
- Tán các vị thuốc thành bột mịn, dùng đắp ngoài vết thương hoặc hãm với nước sôi, uống đều đặn 2 lần/ngày.

6.6 Điều trị đau răng

- Dùng 16g mỗi vị cốt toái bổ, thục địa và 12g mỗi vị sơn dược, sơn thù, đơn bì, trạch tả, phục linh.
- Các vị thuốc sắc với 1 lít nước và dùng uống nhiều lần trong ngày.

7. Đối tượng sử dụng cốt toái bổ

- Cốt toái bổ là vị thuốc nam rất tốt cho sức khỏe nên sẽ phù hợp cho các đối tượng sau:
- Người bị sưng đau do bị chấn thương.
- Người mắc chứng đau xương, dập xương, sai khớp, bong gân, đau răng, ù tai, thận hư.
- Người bị suy giảm chức năng thận.
- Người bị hôi miệng và chảy máu chân răng do thận bị suy yếu.
=> Lưu ý: Không sử dụng các bài thuốc từ cốt toái bổ trên cho người huyết hư, âm hư.

8. Khách hàng nói gì sau khi sử dụng cốt toái bổ

- Anh Quân sống tại Nam Định cho biết: "Mẹ tôi năm nay đã 60 tuổi nên mắc bệnh loãng xương và thường xuyên bị đau nhức các khớp xương nên buổi tối hay mất ngủ. Tôi đã đưa mẹ đi điều trị nhiều nơi và có uống các loại thuốc tây lẫn thuốc nam nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Tình cờ đọc được thông tin trên mạng biết được công dụng cốt toái bổ rất tốt cho xương khớp và làm tăng độ bền của xương nên tôi đã mua về sắc nước cho mẹ uống hàng ngày. Chỉ sau vài tháng thì bệnh loãng xương của mẹ tôi đã được cải thiện đáng kể."
- Chị Thủy sống tại TP.HCM cho biết: "Dạo gần đây tôi thường xuyên bị chảy máu chân răng và răng đau nhức gây khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Tôi đã đi khám bác sĩ và uống thuốc nhưng vẫn không đạt hiệu quả cao. Thật may mắn, tôi được một chị làm cùng công ty mách cho dùng cốt bổ toái sắc nước uống kết hợp với sinh địa, lá sen và trắc bá diệp. Sau một thời gian kiên trì sử dụng, tình trạng chảy máu răng đã khỏi hẳn và không còn cảm thấy đau nhức nữa."

9. Địa chỉ mua bán Cốt toái bổ uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán Cốt toái bổ. Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua Cốt toái bổ về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan