[giaban]150,000 [/giaban] [giacu]175,0000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh] https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjZwxZkvU1Z1oX3ebqrXWqUiTu62panaMJeRcSGf1OW9m3gnJ-RtBuCUSb4olWMUAv74sdG_7e11h5JGiVS7ivgbTdUNyReeo0zU2EqToEzGeuk33H_EiogJJthjtOSLmXOz-ATEamzKOHdaw6W1omOgJBiKUpKkYuKTKUHxgeyOnbefszq6HVTnKVkacFh/s16000/day-dau-xuong-5.jpg [/hinh]

[chitiet]

1. Đặc điểm của dây đau xương

- Dây đau xương còn được dân gian gọi là khoan cân đằng hoặc tục cốt đằng.
- Tên khoa học là Tinospora sinensis, họ Tiết dê (Menispermaceae).
- Thuộc loại thân leo, thường bò dưới đất hoặc leo lên các dây khác, thân dây nhỏ, dài từ 7 8m và có nhiều lông bám.
- Lá hình tim với nhiều lông phủ màu trắng nhạt, hoa mọc ở kẽ lá thành từng chùm hoặc mọc đơn độc.
- Quả nhỏ tròn, hình bầu dục, màu chín đỏ và bên trong có chứa dịch nhầy.
- Dây đau xương mọc ở đâu: loại cây này rất dễ trồng, thường mọc hoang ở đồng bằng và miền núi nhưng tập trung nhiều nhất tại vùng Tây Bắc.

2. Cách thu hái và chế biến dây đau xương

2.1 Cách thu hái

- Cây dây đau xương rất dễ mọc và mọc rất khỏe, vì một mẩu thân trồng trong khoảng thời gian 2 năm sẽ cho đến 20kg vừa lá vừa thân.
- Đặc biệt, có thể thu hái cây thuốc này quanh năm và thường dùng tươi.

2.2 Cách chế biến

- Người ta thường dùng rễ và thân của dây đau xương đem về, rửa sạch bụi bẩn, đất cát và cắt ngắn thành từng đoạn dài tầm 20 30cm.
- Lưu ý là cây này rất giữ nước giống như thân cây xương rồng nên không cắt quá dài sẽ rất lâu khô.
- Sau đó, đem sấy hoặc phơi thật khô và bảo quản trong túi nilon ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Khi dùng xong thì phải buộc kín lại để tránh trường hợp bị ẩm mốc, hư hỏng.
- Ngoài ra, có thể dùng lá tươi làm thuốc trị đau nhức xương khớp bằng cách giã nát và đắp lên chỗ khớp bị sưng đau.

 

3. Thành phần hóa học và tính vị của dây đau xương

3.1 Thành phần hóa học

- Thành phần hóa học chính chứa trong dây đau xương là hoạt chất alkaloid có tác dụng giảm đau, chống viêm do thoái hóa cột sống.
- Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn tìm thấy trong cành dây đau xương có chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A và B giúp giảm viêm mạnh.

3.2 Tính vị

- Những người đã từng sử dụng qua dây đau xương đều cho rằng nó có vị đắng và tính mát giúp trừ phong thấp, cường gân cốt.

4. Tác dụng của dây đau xương

- Với thành phần chính là alkaloid, tác dụng của dây đau xương giúp gây tê, giảm đau và chống viêm rất tốt, nhất là đối với hệ thần kinh.
- Hoạt chất Dinorditerpen Glucosid có khả năng ức chế hoạt tính làm co thắt cơ trơn, ức chế hệ thần kinh trung ương và giúp nhanh chóng giảm đau sưng, nóng đỏ các khớp.
- Dùng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau xương khớp, tê thấp, tê bại, đau vai gáy, bệnh tràn dịch khớp gối,...
- Dùng làm thuốc điều trị thoái hóa xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp và bệnh gout.
- Dây dau xương trị bệnh gì còn thể hiện qua việc chữa chấn thương tụ máu, thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét kinh niên.
- Người ta còn sử dụng lá tươi để đắp lên các vùng đau nhức trong gân cốt hoặc bị rắn cắn.

5.- Cách sử dụng dây đau xương

5.1 Sắc nước uống

- Cách sử dụng dây đau xương đơn giản nhất mà vẫn mang đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh là sắc nước uống.
- Chỉ cần dùng khoảng 30 50g dây đau xương, cho vào ấm sắc nước uống đều đặn hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe, vừa trị đau nhức xương khớp.
- Bên cạnh đó, có thể kết hợp với một số vị thuốc nam khác như kê huyết đằng, kim ngân, bưởi bung, cỏ xước,...để để tăng hiệu quả.

5.2 Ngâm rượu

- Ngoài sắc nước uống, thì có thể dùng dây đau xương ngâm rượu cũng rất tốt cho cơ thể bằng cách kết hợp với đậu đen xanh lòng, hạt cốt khí.
- Hoặc dùng thân dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng rồi ngâm với rượu theo tỷ lệ 1 : 5. Mỗi ngày dùng 3 lần và mỗi lần uống khoảng 1 chén rượu nhỏ.

6. Bài thuốc chữa bệnh từ dây đau xương

6.1 Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

- Dùng 15g mỗi loại dây đau xương, cành lá kim ngân, kê huyết đằng và ngũ vị tử.
- Mỗi ngày dùng 1 thang và sắc nước uống hàng ngày.
- Điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, đau lưng mỏi gối
- Dùng khoảng 20 30g mỗi loại dây đau xương, rễ gấc, cỏ xước, đơn gối hạc và bưởi bung. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Hoặc dùng 12g khoan cân đằng, 20g củ mài, 20g cẩu tích, 16g đỗ trọng, 16g tỳ giải, 16g bổ cốt toái, 12g rễ cỏ xước, 12g củ mài và 12g thỏ ty tử. Đem ngâm rượu hoặc sắc nước uống.

6.2 Chữa chấn thương do té ngã hoặc vận động nhiều

- Dùng lá dây đau xương rửa sạch, giã nát cùng với một ít rượu và vắt lấy nước cốt uống.
- Còn phần bã đem chưng nóng và đắp vào những vùng sưng đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

6.3 Hỗ trợ điều trị rắn cắn

- Dùng 20g lá dây đau xương, 30g lá thài lài, 20g lá tía tô và 50g rau sam.
- Các vị thuốc đều dùng tươi, giã nhỏ và vắt lấy nước uống, phần bã đắp vào vết rắn cắn.

7. Đối tượng sử dụng dây đau xương

- Người cao tuổi bị chứng đau nhức xương khớp.
- Người mắc bệnh gout, phong tê thấp, tràn dịch khớp gối.
- Người bị đau vai gáy, nhất là người làm việc văn phòng.
- Người bị tụ máu do chấn thương.
- Bệnh nhân bị bệnh sốt rét.
- Mặc dù dây đau xương có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng không lạm dụng sử dụng quá nhiều mà phải theo chỉ định của thầy thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ.
- Ngoài việc uống nước dây đau xương điều trị các bệnh xương khớp, thì cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp.
- Đồng thời, thường xuyên vận động hàng ngày bằng các bài tập luyện đơn giản để khớp gối được linh hoạt hơn.
- Đối với các bệnh nhân bị đau khớp gối, thì nên hạn chế ngồi quá lâu, tranh thủ đi bộ, tập thể dục và xoa bóp đầu gối để giảm các cơn đau.
- Dây đau xương là cây thuốc nam ngoài tự nhiên rất lành tính, nhưng cần phải kiên trì sử dụng đúng liều lượng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

8. Khách hàng nói gì sau khi sử dụng dây đau xương

- Anh Quang sống tại Quảng Bình cho biết: "Bố tôi bị mắc bệnh đau nhức xương khớp đã nhiều năm nên rất khó khăn trong việc di chuyển. Mặc dù đã sử dụng nhiều loại thuốc Tây và đi điều trị bác sĩ nhưng không có hiệu quả mấy. May mắn thay được người bạn đồng nghiệp mách cho dùng dược liệu dây đau xương nên tôi đã mua về sắc nước cho bố uống hàng ngày. Chỉ sau vài tháng, những cơn đau nhức đã thuyên giảm đáng kể."
- Chị Thanh sống tại TP.HCM cho biết: "Tôi là nhân viên văn phòng với tính chất công việc phải ngồi lâu trong một tư thế nên thường xuyên bị đau vai gáy và viêm khớp gối. Tôi cũng đã đi khám bác và uống các loại thuốc Tây cũng như Đông y như tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. Tình cờ đọc được thông tin trên mạng thấy công dụng của dây đau xương nên tôi đã mua một ít về sắc nước uống hàng ngày. Thật may mắn chỉ sau 1 tháng sử dụng, tình trạng đau vai của tôi đã được cải thiện đáng kể."

9. Địa chỉ mua bán Dây đau xương uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán Dây đau xương. Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua Dây đau xương về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan