[giaban] 150,000 [/giaban] [giacu] 185,000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh] https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVVKg3fAWp6xH2TcxXjQMHIwxqqd1sT5nDmHbAcNVmfShK0dMw0SavmmOw59M3g_Ry2rC0kwIuszMz_qRNaLUWq7-jgaZZ5dQdK2siXGnRMX4-EUxqeLPxaCDjb5eY2LFL-gJmge1eTpnX/s16000/re-dinh-lang-5.jpg [/hinh]

[chitiet]

1. Đặc điểm của rễ đinh lăng

- Cây đinh lăng còn được dân gian gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm.
- Tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc họ nhân sâm.
- Là loại cây nhỏ dạng bụi, thân nhẵn, cao khoảng 1,5 2m và ít phân nhánh.
- Lá kép lông chim, mọc so le, phần mép hình răng cưa không đều và có mùi thơm.
- Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành từng cụm hình chùy; còn quả hình trứng và có màu trắng bạc.
- Rễ đinh lăng có hình dạng gần giống với rễ nhân sâm với nhiều rễ con.
- Phân bố ở khắp nơi trên cả nước nhưng chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc.

2. Cách thu hái và chế biến rễ đinh lăng

2.1 Cách thu hái

- Cây đinh lăng phải trồng sau 3 năm trở lên thì mới có thể thu hoạch, trong đó tất cả bộ phận của cây đều có tác dụng nhưng thân, lá và rễ là tốt nhất.
- Tuy nhiên, nên thu hoạch lá trước rồi mới đến vỏ thân và vỏ rễ.

 

2.2 Cách chế biến và bảo quản

- Sau khi thu hái rễ đinh lăng về đem rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn và hong gió khoảng 1 ngày rồi phân ra từng loại riêng biệt.
- Với loại rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm thì không nên bóc vỏ và để riêng biệt với loại có đường kính 5mm. Sau đó, thái lát, đem phơi và sấy khô liên tục cho tới khi khô giòn.
- Để bảo quản rễ đinh lăng không bị nấm mốc, hư hỏng thì cho vào túi polyetylen buộc kín và để tránh nơi có độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp
- Còn lá đinh lăng thu hoạch quanh năm và thường dùng tươi nên không được để bên ngoài, mà bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian tối đa khoảng 15 ngày.

3. Thành phần hóa học và tính vị của rễ đinh lăng

3.1 Thành phần hóa học

- Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong thành phần của rễ đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất cần thiết và có lợi cho sức khỏe gồm:
- Saponin là thành phần chính.
- Các hoạt chất flavonoit, tanit, glucozit.
- Các vitamin nhóm B, trong đó nhiều nhất là vitamin B1.
- Có đến khoảng 13 acid amin như methionin, lyzin, xystein,...
- Một số nguyên tố vi lượng khác.

3.2 Tính vị

- Rễ đinh lăng có tính mát, vị ngọt và hơi đắng nhưng khi ngâm rượu lại có mùi vị thơm ngon rất dễ uống.

4. Công dụng chữa bệnh của rễ đinh lăng

- Với thành phần hóa học đa dạng và có giá trị y học cao, công dụng rễ đinh lăng trong điều trị bệnh đó là:
- Tăng cường sinh lý cho nam giới, giúp bổ thận tráng dương, tăng sức dẻo dai của cơ thể và kéo dài thời gian quan hệ.
- Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gout, các triệu chứng đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay, đau lưng và giúp nuôi dưỡng, bôi trơn các khớp.
- Tốt cho não bộ trong việc giảm mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, giúp hoạt huyết dưỡng não và thích hợp của người thường xuyên lao động trí óc.
- Tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung và chữa chứng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Rễ đinh lăng trị bệnh gì còn thể hiện qua việc hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, sỏi thận và làm tăng tiết niệu gấp 5 lần so với bình thường.
- giúp phụ nữ sau sinh có bầu sữa tràn trề, sữa mát và đặc hơn, tránh trường hợp bị tắc hoặc mất sữa.
- Khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác như hà thủ ô, hoàng tinh,....thì rễ đinh lăng còn giúp điều trị bệnh thiếu máu rất tốt.

5. Cách dùng rễ đinh lăng hiệu quả nhất

- Hiện nay, cách dùng rễ đinh lăng đơn giản, hiệu quả và được nhiều người áp dụng đó là sắc nước uống hoặc ngâm với rượu.

5.1 Sắc nước uống

- Chuẩn bị khoảng 20 40g rễ đinh lăng tươi, rửa sạch, thái mỏng và để ráo.
- Cho vào ấm, thêm 1 lít nước sôi và đun với lửa nhỏ khoảng 10 15 phút.
- Chắt ra bát và uống khi còn ấm vào nhiều lần trong ngày.

5.2 Ngâm rượu rễ đinh lăng tươi

- Cách ngâm rượu rễ đinh lăng là dùng khoảng 1kg rễ tươi, rửa sạch đất cát, để ráo và thái miếng mỏng hoặc để nguyên rễ.
- Nếu ngâm nguyên rễ thì nên chọn mua loại bình có miệng lớn và tùy hình dạng rễ mà chọn bình phù hợp.
- Cho vào bình thủy tinh, thêm 6 7 lít rượu trắng loại 40 42 độ, đậy nắp và ngâm khoảng 6 tháng trở lên.
- Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 10 15ml rượu.

5.3 Ngâm rượu rễ đinh lăng khô

- Dùng 1kg rễ đinh lăng khô cho vào chảo sao vàng đến khi có mùi thơm thì đổ vào túi vải và ủ xuống nền đất khoảng 1 tiếng.
- Sau đó, cho vào bình thủy tinh với 9 10 lít rượu, đậy nắp và ngâm khoảng 3 tháng.
- Mỗi ngày dùng khoảng 2 lần và mỗi lần chỉ uống từ 10 15ml rượu.
- Rễ đinh lăng ngâm rượu có màu vàng nhạt, mùi thơm như thuốc bắc và đặc biệt đem lại hiệu quả rất nhanh chỉ sau 1 2 lần sử dụng.

6. Một số bài thuốc dân gian từ rễ đinh lăng

6.1 Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

- Dùng 12g rễ đinh lăng và 8g mỗi loại cối xay, vỏ quýt, quế chi, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ xước, thiên niên kiện.
- Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm với 600ml nước và sắc cạn còn 250ml (lưu ý bỏ quế chi sau cùng). Chia làm 2 lần uống trong ngày.

6.1 Chữa đau lưng mỏi gối

- Dùng 30g rễ đinh lăng, 15g cúc tần, 15g cam thảo dây, 15g rễ cây xấu hổ.
- Cho vào ấm sắc nước uống 3 lần trong ngày và thực hiện liên tục trong 5 ngày.

6.3 Điều trị liệt dương và tăng cường sinh lý

- Dùng 12g mỗi vị rễ đinh lăng, hoàng tinh, ý dĩ, long nhãn, hoài sơn, hà thủ ô, kỷ tử và cám nếp.
- Cùng 8g mỗi vị trâu cổ, ban long và 6g sa nhân.
- Đem sắc với 1000ml nước còn lại 500ml và uống 2 lần/ngày trong vòng 1 tháng.

6.4 Hỗ trợ điều trị viêm gan

- Dùng 12g rễ đinh lăng tươi, 16g ý dĩ, 20g nhân trần; 8g mỗi loại ngưu tất, nghệ, uất kim và 12g mỗi vị biển đậu, xa tiền tử, chi tử, hoài sơn, ngũ gia bì, rễ cỏ tranh.
- Đem sắc với 2 lít nước và uống đều đặn 2 lần trong ngày.

6.5 Chữa chứng thiếu máu

- Dùng 100g mỗi vị rễ đinh lăng, hoàng tinh, thục địa, hà thủ ô và 20g tam thất.
- Các vị thuốc đem tán thành bột mịn và mỗi ngày pha 10g với nước sôi, uống khi còn ấm.

7. Đối tượng thích hợp sử dụng rễ đinh lăng

- Rễ đinh lăng là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe nên không hạn chế người dùng. Tuy nhiên, để giúp đạt hiệu quả cao và tránh tác dụng phụ thì nên dùng cho các đối tượng sau:
- Người bị bệnh gout, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối,...
- Nam giới bị liệt dương, yếu sinh lý, suy giảm chức năng tình dục.
- Người thường xuyên mất ngủ và hay làm việc bằng trí óc.
- Người muốn bồi bổ sức khỏe.
- Người bị các bệnh về gan.

8. Lưu ý khi sử dụng rễ đinh lăng

- Không lạm dụng uống nước rễ đinh lăng quá nhiều hoặc sử dụng sai cách vì trong vị thuốc này chứa nhiều saponin có tính huyết tan sẽ làm vỡ hồng cầu.
- Ngoài ra, nó còn chứa nhiều ancaloit nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Khi dùng với liều lượng quá cao còn xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa,...
- Sử dụng rễ đinh lăng khô sẽ tốt hơn tươi và nên sao vàng hạ thổ trước khi ngâm rượu thì rượu mới có màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon.
- Rễ đinh lăng chỉ nên dùng những cây 3 5 năm trở lên, cũng không dùng loại quá già. Vì những dược chất trong rễ đã bị lão hóa, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên sẽ không có tác dụng chữa bệnh.
- Rượu rễ đinh lăng nên ủ từ 6 tháng là tốt nhất, không nên ủ quá lâu sẽ khiến rượu không còn giữ lại những tác dụng mong muốn.
- Tuyệt đối không sử dụng rễ đinh lăng cho phụ nữ mang thai, người bị các bệnh về gan.

9. Khách hàng nói gì sau khi sử dụng rễ đinh lăng

- Chị Thanh sống tại Hà Nội cho biết: "Trước đây, chuyện chăn gối của vợ chồng tôi có dấu hiệu nhạt dần, có khi cả mấy tháng không động đến nhau. Nhưng từ khi được một người đồng nghiệp tư vấn dùng rễ đinh lăng ngâm rượu cho chồng uống đều đặn mỗi tối. Chỉ sau nửa tháng, nhu cầu tình dục của chồng tôi đã tăng lên và cơ thể cũng cảm thấy khỏe mạnh, dẻo dai hơn."
- Bác Thoa sống ở quận 4, TP.HCM cho biết: "Tôi bị mắc bệnh gout đã được 2 năm và thường xuyên bị đau nhức các khớp nên rất khó khăn khi vận động. Tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc và có đi khám bác sĩ nhưng vẫn không khỏi hẳn. Được người hàng xóm mách cho dùng rễ đinh lăng sắc nước uống thì các cơn đau đã thuyên giảm nhanh chóng."
- Chị Hoài sống tại Ý Yên, Nam Định cho biết: "Tôi sinh em bé được 1 tuần thì có hiện tượng tắc tia sữa và phải xim thêm sữa của dì. Thật may mắn, mẹ chồng tôi đã hướng dẫn dùng đinh lăng sắc nước uống hàng ngày thì sau 2 ngày, sữa đã chảy thông và bầu ngực không còn đau tức nữa."

10. Cách chọn mua rễ đinh lăng chất lượng

- Trong thời gian gần đây, đã có nhiều người phản ánh rằng khi xem hình ảnh rễ đinh lăng tại các tiệm thuốc nam và mua về sử dụng thì không thấy có hiệu quả. Điều này có thể là đã mua phải loại rễ giả không có tác dụng chữa bệnh, nên cần biết cách nhận biết như sau:
- Rễ đinh lăng thật: có nhiều rễ to nhỏ xen lẫn với nhau, nếp lá nhỏ, mùi thơm dễ chịu và khi ngậm có vị bùi bùi mà không đắng. Khi ngâm rượu sẽ có màu vàng, rất dễ uống.
- Rễ đinh lăng giả: chỉ có một rễ to cùng nhiều rễ con, mùi hăng và khi ngâm có vị đắng, nhạt. Khi ngâm rượu không làm chuyển màu và sau khoảng 2 4 tháng thì có màu hơi đỏ, vị đắng, mùi không thơm.

11. Địa chỉ mua bán Rễ đinh lăng uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán Rễ đinh lăng . Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua Rễ đinh lăng về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan